Trích từ DESCHOOLING SOCIETY – Tác giả: IVAN ILLICH
TĐ chuyển ngữ
Rất nhiều học sinh, nhất là những thành phần có gia cảnh khó khăn, bằng trực giác có thể biết được những gì mà trường học tác động lên họ. Họ dạy dỗ những học sinh đó để mập mờ giữa quá trình và bản chất. Khi hai thứ đó trở nên mập mờ, một luân lý mới được xây dựng bằng giả định rằng: càng nhiều liệu pháp chữa trị thì kết quả càng tốt; hoặc là càng tác động mạnh thì càng nhanh dẫn đến thành công. Học sinh bằng cách đó bị “dạy” để mập mờ giữa dạy với học, giữa điểm số với sự giáo dục, bằng cấp với năng lực, và sự trôi chảy trong khả năng để thốt ra điều gì đó mới mẻ. Sự tưởng tượng của các học sinh bị “dạy” để chấp nhận những dịch vụ thay cho giá trị. Liệu pháp y học bị nhầm lẫn với chăm sóc sức khỏe, công tác xã hội với sự nâng cao đời sống cộng đồng, sự bảo vệ của cảnh sát với sự bình an, sự cân bằng quân sự với an ninh quốc gia, sự ganh đua với lao động hiệu quả. Sức khỏe, học tập, phẩm cách, sự độc lập, và nỗ lực sáng tạo được định nghĩa hơi quá so với hiệu quả của những tổ chức nơi mà họ nhận rằng mục đích của họ là phục vụ những thứ ấy, và sự cải thiện của họ được thực hiện phụ thuộc vào việc phân bổ nhiều tài nguyên hơn cho việc quản lý những bệnh viện, trường học, và các cơ quan khác được đề cập.
Trong bài luận này, tôi sẽ lột tả sự thể chế hóa các giá trị chắc chắn dẫn đến ô nhiễm, phân cực xã hội, và bất lực tâm lý: ba chiều kích trong một quá trình suy thoái toàn cầu và bi thảm hiện đại hóa. Tôi sẽ lý giải làm thế nào quá trình suy thoái này được đẩy nhanh khi nhu cầu phi vật chất được chuyển thành nhu cầu đối với thương phẩm; khi sức khỏe, giáo dục, đi lại, phúc lợi, hoặc trị liệu tâm lý được định nghĩa là kết quả của những dịch vụ hoặc “giải pháp trị liệu”. Tôi làm điều này cũng bởi tôi tin rằng hầu hết các nghiên cứu đang thực hiện về tương lai có xu hướng ủng hộ sự gia tăng sự thể chế hóa các giá trị và rằng chúng ta phải xác định các điều kiện có thể cho phép chính xác các điều ngược lại xảy ra. Chúng ta cần nghiên cứu về những khả năng sử dụng công nghệ để tạo ra những tổ chức nhằm phục vụ các cá nhân, sự sáng tạo, tương tác tự trị và hình thành những giá trị, thứ mà không thể bị kiểm soát đáng kể bởi các nhà kỹ trị. Chúng ta cần nghiên cứu tường tận về vị lai học hiện tại.
Tôi muốn dấy lên câu hỏi tổng quát về định nghĩa chung nhất của bản chất của con người và của các thể chế hiện đại, thứ đặc trưng cho thế giới quan và ngôn ngữ của chúng ta. Để làm điều đó, tôi đã chọn trường học làm mô hình, và do đó tôi chỉ tương tác gián tiếp với các cơ quan quan liêu khác của tập đoàn chính phủ như là: người tiêu dùng gia đình, đảng phái, quân đội, nhà thờ, truyền thông. Phân tích của tôi về những chương trình ẩn của trường học sẽ cho thấy rõ rằng giáo dục công sẽ được hưởng lợi từ xã hội thoát học giáo, cũng như là đời sống gia đình, chính trị, an ninh, đức tin và giao tiếp sẽ thu lợi từ một quá trình tương tự.
Tôi bắt đầu phân tích của mình, trong tiểu luận đầu tiên này, bằng cách cố gắng truyền đạt một xã hội thoát học giáo có nghĩa là gì. Trong bối cảnh này, sẽ dễ dàng hơn để hiểu lựa chọn của tôi về năm khía cạnh cụ thể liên quan đến quá trình này với những thứ mà tôi sẽ trình bày ở các chương tiếp theo.
Không chỉ là sự giáo dục mà cả chính hiện thực xã hội cũng trở thành trường học. Chi phí đó gần như nhau để đi học cho cả người giàu và người nghèo trong cùng một sự phụ thuộc. Chi tiêu hàng năm cho một học sinh trong các khu ổ chuột và các vùng ngoại ô giàu có của bất kỳ một trong 20 thành phố nào của Hoa Kỳ đều nằm trong cùng một mức và đôi khi thuận lợi cho người nghèo hơn. Kẻ giàu và người nghèo đều phụ thuộc như nhau vào trường học và bệnh viện như là cứu cánh cho cuộc sống của họ, hình thành thế giới quan của họ, và định nghĩa cho họ thứ gì là lẽ phải hay là không. Cả hai đều coi việc tự chữa bệnh là vô trách nhiệm, tự học là không đáng tin cậy, và những tổ chức cộng đồng, khi không được chi trả bởi các cơ quan có thẩm quyền, là một hình thức của sự gây hấn và lật đổ. Đối với cả hai nhóm, sự phụ thuộc vào những cứu rỗi mang tính thể chế khiến hình thành sự nghi ngờ những thành tựu độc lập. Sự kém phát triển về khả năng tự lực và tương trợ cộng đồng có khi còn điển hình hơn ở Westchester hơn là vùng Đông Bắc Ba Tây. Ở đâu cũng phải cần “thoát học giáo” không chỉ nội trong lĩnh vực giáo dục mà là toàn thể xã hội.
Các cơ quan quan liêu về phúc lợi tuyên bố rằng họ là một tổ chức tài chính độc quyền chuyên nghiệp, có tính chính trị đối với sự tưởng tượng của xã hội, đặt ra các tiêu chuẩn về những gì là giá trị, những gì là khả thi. Sự độc quyền này là gốc rễ của sự hiện đại hóa nghèo đói. Mỗi nhu cầu đơn giản mà các cơ quan thể chế đó trả lời đều cho phép phát minh ra một tầng lớp người nghèo mới và một định nghĩa mới về nghèo đói. Mười năm trước ở Mễ Tây Cơ, rất là bình thường khi một người được sinh ra và chết đi ở nhà của họ, và việc chôn cất được thực hiện bởi bạn bè và người thân. Thứ duy nhất được chăm sóc là linh hồn của người đã khuất và được thực hiện ở nhà thờ. Còn bây giờ thì bắt đầu và kết thúc sự sống ở nhà trở thành dấu hiệu của sự nghèo đói hay là một quyền hạn đặc biệt nào đó. Sắp chết và cái chết trở thành sự quản lý của các cơ quan gồm bác sĩ và những người chăm sóc.
Khi những nhu cầu cơ bản bị một xã hội chuyển thành nhu cầu cho những hàng hóa mang tính khoa học, sự nghèo đói thì được định nghĩa bởi những tiêu chuẩn mà những nhà kỹ trị có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Sự nghèo đói sau đó là đề cập đến những ai bị bỏ lại phía sau bởi một quảng cáo tiêu dùng lý tưởng ở một số khía cạnh nào đó. Ở Mễ Tây Cơ, người nghèo là những người không đi học cỡ 3 năm, còn ở Nữu Ước là những người bỏ 12 năm.
Những người nghèo thì luôn luôn bất lực về mặt xã hội. Gia tăng về sự phụ thuộc vào sự chăm sóc của thể chế cũng gia tăng thêm một chiều kích mới vào sự bất lực của họ: nỗi bất lực tâm lý, không có khả năng tự bảo vệ mình. Những người nông dân trên cao nguyên Andes bị bóc lột bởi địa chủ và thương gia – khi họ định cư ở Limba, ngoài ra họ còn phụ thuộc vào các ông chủ chính trị, và bị hạn chế bởi không được học hành. Sự nghèo đói hiện đại là kết hợp của thiếu sức mạnh vượt qua những hoàn cảnh với cả việc đánh mất năng lực cá nhân. Hiện tượng hiện đại hóa sự nghèo đói này là một hiện tượng toàn cầu, và nằm ở gốc rễ của sự kém phát triển đương đại. Dĩ nhiên nó xuất hiện dưới các hình thái khác nhau ở các nước giàu và nghèo.
Nó có lẽ được cảm nhận mạnh mẽ nhất ở các thành phố của Hoa Kỳ. Không nơi nào khác mà nghèo đói được đối phó với một cái giá đắt hơn nó. Không nơi nào khác mà sự giải quyết vấn đề nghèo đói lại tạo ra quá nhiều sự phụ thuộc, giận dữ, thất vọng và nhu cầu nhiều hơn nữa như vậy. Và không nơi nào khác có thể trở thành bằng chứng rằng đói nghèo – một khi được hiện đại hóa – sẽ trở nên kháng cự lại các phương cách giải quyết chỉ bằng tiền và cần thiết phải là sự cải tổ thể chế.
Ngày nay ở Hoa Kỳ, người da đen và cả những người nhập cư có thể khao khát một mức độ đối xử chuyên nghiệp mà hai thế hệ trước hoàn toàn không thể nào hình dung được, và những điều này trông có vẻ kỳ cục đối với hầu hết với mọi người ở Thế Giới Thứ Ba. Ví dụ, những người nghèo ở Hoa Kỳ có thể tin cậy để một viên chức kiểm học đảm bảo con cái của họ sẽ đến trường cho đến lúc chúng được mười bảy tuổi, hoặc tin tưởng một bác sĩ để cho họ một giường bệnh với giá 60 Mỹ kim một ngày – bằng với số tiền mà đa số người lao động ở các nước thế giới thứ ba kiếm được trong ba tháng. Nhưng những lo liệu này chỉ làm cho họ phụ thuộc hơn nữa vào các giải pháp, và khiến họ càng thêm khó khăn trong việc tổ chức cuộc sống của chính họ với những kinh nghiệm và tài nguyên sẵn có.
Người nghèo ở Hoa Kỳ ở một vị trí độc đáo để nói về những khó khăn đang đe dọa tất cả những người nghèo khác trong thế giới hiện đại. Họ đang phát hiện ra rằng không một khoản tiền nào có thể loại bỏ sự phá hoại vốn có của các tổ chức phúc lợi, một khi hệ thống phân cấp chuyên nghiệp của các tổ chức này đã thuyết phục xã hội rằng sự quản lý của họ là cần thiết về mặt đạo đức. Người nghèo trong nội ô các thành phố ở Hoa kỳ có thể chứng minh từ trải nghiệm riêng của họ về ngụy biện mà pháp luật xã hội trong một xã hội “trường học” được xây dựng.
Thẩm phán tòa án tối cao William O. Douglas nhận thấy rằng “cách duy nhất để xây dựng một cơ quan là hỗ trợ tài chính cho nó.” Ngược lại cũng rất đúng. Duy chỉ chuyển tiền khỏi các cơ quan hiện thời đang chăm sóc sức khỏe, giáo dục, và phúc lợi mới có thể cải thiện kết quả bằng cách chặn đứng các hệ quả bên lề không tốt của nó.
Ở đây chúng ta phải để ý khi đánh giá các chương trình hỗ trợ từ liên bang. Ví dụ điển hình, từ năm 1965 đến 1968 hơn ba tỷ Mỹ kim đã được chi cho trường học ở Hoa Kỳ để bù đắp những thiệt thòi của cỡ sáu triệu trẻ em. Chương trình này được biết đến với tên “Điều Một”. Đây là chương trình hỗ trợ đắt đỏ nhất từng được thực hiện trong lĩnh vực giáo dục, và không có hiệu quả mấy trong việc tăng cường khả năng học tập của các “trẻ em thiệt thòi” được hỗ trợ. So sánh với bạn học của chúng xuất thân từ các gia đình trung lưu, thì chúng còn bị tụt hạng xa hơn. Hơn nữa, trong khi thực hiện chương trình này, các chuyên gia đã phát hiện ra thêm mười triệu trẻ em đang lao động và giáo dục khuyết tật. Lại có thêm nhiều lý do nữa để yêu cầu chính quyền liên bang bỏ thêm tiền.
Sự thất bại hoàn toàn trong việc tăng cường giáo dục với trẻ em nghèo này dù là chi phí có tốn kém hơn có thể được giải thích theo ba cách:
1. Ba tỷ Mỹ kim là không đủ để cải thiện hiệu quả học tập của sáu triệu trẻ em, theo tính toán, hoặc
2. Lượng tiền đã được chi tiêu không hợp lý: chương trình giảng dạy khác nhau, quản lý tốt hơn, tập trung hơn nữa các quỹ cho trẻ em nghèo, cần thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa; hoặc
3. Các bất lợi về giáo dục không thể được cải thiện bằng cách phụ thuộc vào giáo dục bên trong nhà trường.
Điều đầu tiên chắc chắn đúng với điều kiện là tiền đã được chi tiêu thông qua ngân sách nhà trường. Lượng tiền thiệt sự đã được chi cho các trường học có hầu hết các trẻ em gặp bất lợi, tuy nhiên không chỉ để dùng cho chính các em ấy. Những đứa trẻ mà số tiền này dự định hỗ trợ chỉ chiếm khoảng một nửa số học sinh đang theo học. Do đó tiền đã được chi cho việc trông nom, dạy dỗ và lựa chọn vai trò xã hội, cũng như giáo dục, tất cả những tính năng này đều gắn bó chặt chẽ trong một guồng máy bao gồm, chương trình giảng dạy, giáo viên, quản lý, và các yếu tố nòng cốt khác của trường học, và do đó gắn liền với ngân sách của họ.
Tiền quỹ bổ sung này khiến trường học phục vụ không tương xứng để làm hài lòng những đứa trẻ tương đối giàu có, những thành phần bị coi là “thiệt thòi” bởi chúng phải học cùng trường với những người nghèo. Trong trường hợp tốt nhất thì chỉ một phần nhỏ của số tiền hỗ trợ với mục đích hỗ trợ các trẻ em bị thiệt thòi trong học tập mới có thể đến với chúng thông qua quỹ của trường học.
Điều này cũng như là tiền hỗ trợ đã được chi tiêu hợp lý. Nhưng với cả những sự bất tài bất thường cũng không thể đánh bại trường học. Trường học với cấu trúc đặc thù của nó chống lại sự tập trung đặc quyền lên những học sinh bị thiệt thòi khác. Chương trình học đặc biệt, lớp học riêng biệt, hoặc học thêm giờ chỉ tạo nên sự phân biệt đối xử nhiều hơn với chi phí cao hơn mà thôi.
Người dân nộp thuế vẫn chưa quen để cho ba tỷ Mỹ kim biến mất khỏi Quỹ Phúc Lợi như thể đó là Lầu Năm Góc. Chính quyền hiện thời tin rằng nó có thể đủ khả năng chống lại sự phẫn nộ từ phía các nhà giáo dục. Giới trung lưu Hoa Kỳ chẳng có gì để mất khi chương trình bị hủy bỏ. Nhưng những gia đình nghèo thì có, nhưng hơn nữa, họ mong muốn quản lý quỹ đó chính xác là dành cho con cái của họ. Một cách hữu lý hơn để giảm chi phí, với hy vọng, tăng thêm giá trị là một hệ thống hỗ trợ học phí như đã được đệ trình bởi giáo sư kinh tế học Milton Friedman và các vị khác. Các quỹ sẽ được phân phối hiệu quả, cho phép người ta có thể mua giá trị của trường học theo lựa chọn của họ. Nếu những giá trị đó là giới hạn và chỉ mua bán đúng với giá trị của hoàn cảnh của trường học, thì nó sẽ có xu hướng cung cấp sự hỗ trợ bình đẳng, nhưng sẽ không làm tăng lên sự bình đẳng mà xã hội đang yêu sách.
Rỏ ràng là với cả những trường có chất lượng như nhau thì những đứa trẻ nghèo khó có thể đuổi kịp với những đứa trẻ từ gia đình giàu có. Ngay cả khi chúng học ở những trường bình đẳng và bắt đầu cùng tuổi, những đứa trẻ nghèo thiếu thốn hầu hết các cơ hội giáo dục thứ mà dễ dàng có được ở các đứa trẻ từ giai cấp trung lưu trở lên. Những lợi thế từ những cuộc trò chuyện và sách vở ở nhà đến những chuyến du lịch khám phá và sự tự nhận thức về mình, sự áp dụng để đứa trẻ có thể tự thỏa mãn, cả trong và ngoài trường học. Vì vậy học trò nghèo hơn sẽ hầu như càng bị bỏ lại phía sau khi càng phụ thuộc vào trường học để phát triển và học tập. Học trò nghèo cần tiền để cho phép họ học tập, không phải lấy mảnh bằng để điều trị những khiếm khuyết không cân xứng của họ.
Tất cả những điều này xảy ra cả ở nước nghèo và nước giàu, chỉ khác nhau ở hình thái mà thôi. Sự nghèo đói hiện đại hóa ở các nước nghèo ảnh hưởng nhiều người rỏ ràng hơn nhưng cũng mang tính thời điểm và hời hợt hơn. Hai phần ba trẻ em ở Nam Mỹ bỏ học trước khi hoàn thành tiểu học, nhưng như vậy không vì thế mà nó tệ hơn như ở Hoa Kỳ.
Một ít quốc gia ngày nay vẫn là nạn nhân của nghèo đói cổ điển, ổn định và ít vô hiệu hóa hơn. Hầu hết các quốc gia ở Mỹ La Tinh đã đến điểm “cất cánh” về phát triển kinh tế và cạnh tranh tiêu dùng, và vì thế tiến đến nghèo đói hiện đại: người dân ở đây phải học để nghĩ giàu và sống nghèo. Luật pháp ở đây bắt buộc hoàn thành học trình từ sáu đến 10 năm. Không chỉ Á Căn Đình mà cả Mễ Tây Cơ hoặc Ba Tây, những công dân trung bình định nghĩa giáo dục đầy đủ theo tiêu chuẩn của Bắc Mỹ, ngay cả mặt dù cơ hội để được học một thời gian dài như vậy là rất hạn chế trong một thiểu số rất nhỏ. Ở những quốc gia này, hầu hết đã bị dính vào hệ thống trường học, nghĩa là họ được học với cảm giác tự ti với những người học tốt hơn. Sự cuồng tín này có lợi cho trường học và khiến chúng có thể khai thác họ gấp đôi: nó cho phép tăng phân bổ công quỹ cho giáo dục cho một số ít và tăng sự chấp nhận về mặt kiểm soát xã hội cho một số người.
Nghịch lý thay, niềm tin rằng giáo dục phổ thông là tối cần thiết là điều được minh xác rõ ràng ở các quốc gia nơi mà rất ít người đã được và sẽ được phục vụ bởi các trường học. Tuy nhiên ở Mỹ La Tinh, nhiều con đường khác đến với giáo dục vẫn có thể được thực hiện bởi phần lớn phụ huynh và học sinh. Tỷ lệ đầu tư vào trường học và giáo viên trong khoản tiết kiệm quốc gia so với các nước giàu khác có thể là cao hơn, nhưng những đầu tư này về tổng thể vẫn không đủ để đáp ứng đa số ngay cả khi chỉ là đảm bảo được bốn năm đến trường. Fidel Castro nói như thể ông ta muốn đi theo hướng thoát học giáo khi hứa rằng đến năm 1980 Cuba sẽ có thể giải thể toàn bộ các đại học vì khi đó cuộc sống ở Cuba lúc đó chính là một trải nghiệm giáo dục rồi. Đến cấp trung học, Cuba cũng giống như mọi nước Nam Mỹ khác, hành động như đây là giai đoạn được định nghĩa là “tuổi đi học” mà không có nghi vấn gì khác về mục tiêu của nó cả, mọi sự trì hoãn cũng chỉ bởi thiếu nguồn lực tạm thời mà thôi.
Sự lừa dối song song của việc tăng cường các giải pháp, như thực tế được đưa ra ở Hoa Kỳ và được hứa hẹn đơn thuần ở Nam Mỹ bổ sung cho nhau. Những người nghèo ở phía Bắc thì bị giới hạn bởi một chuỗi giải pháp đi học bắt buộc 12 năm. Không nơi đâu kể cả Bắc Mỹ hay Nam Mỹ mà ở đó những người nghèo có thể nhận được bình đẳng từ giáo dục bắt buộc. Nhưng cả hai nơi sự tồn tại của trường học khiến người ta yếu kém đi và vô hiệu những người nghèo trong việc tiếp nhận những phương pháp học tập khác của riêng họ. Mọi nơi trên thế giới trường học đã thực hiện một hiệu ứng chống giáo dục lên xã hội: trường học được nhìn nhận như là cơ quan đặc hữu dành riêng cho giáo dục. Sự thất bại của trường học được hầu hết mọi người coi như là bằng chứng rằng giáo dục là rất tốn kém, rất phức tạp, thường là nan giải, và luôn luôn trở thành một việc không thể thực hiện được.
Trường học chiếm dụng tiền của, nhân lực, và thiện chí sẵn có dành cho giáo dục và thêm nữa không khuyến khích các cơ sở khác đảm nhận vai trò giáo dục. Công việc, giải trí, chính trị, cuộc sống thành thị, và ngay cả đời sống gia đình phụ thuộc vào trường học vì những thói quen và kiến thức mà họ xem như là tiền đề thay vì trở thành phương tiện giáo dục. Đồng thời, cả trường học và các tổ chức khác liên quan đều được định giá ngoài thị trường.
Ở Hoa Kỳ, chi phí cho việc đi học đã tăng nhanh như là chi phí cho việc điều trị y khoa vậy. Nhưng sự tăng cường trong việc điều trị bởi cả bác sĩ và giáo viên đã cho thấy những kết quả giảm sút. Chi phí chữa bệnh tập trung vào bộ phận trên 45 tuổi đã bị nhân đôi một vài lần qua chỉ khoảng thời gian là 40 năm với duy chỉ 3 phần trăm tuổi thọ tăng thêm. Sự tăng lên của chi phí giáo dục còn làm nên một kết quả kỳ lạ hơn; nếu không, Tổng Thống Nixon đã không thể xúc tiến vào mùa xuân này khi hứa rằng mọi đứa trẻ đều sẽ sớm có “Quyền được Đọc” trước khi tới trường.
Ở Hoa Kỳ sẽ tốn chừng 80 tỷ mỹ kim mỗi năm để cung cấp cho thứ mà những nhà giáo dục nhắc đến như là những biện pháp bình đẳng cho tất cả các trường trung học và cao học giáo. Số này gần gấp đôi con số 36 tỷ đang được chính phủ cung cấp. Dự báo chi phí được thực hiện độc lập bởi Quỹ Phúc Lợi và Đại Học Florida cho thấy rằng đến năm 1974, con số có thể lên tới 107 tỉ so với con số 45 tỷ hiện hành, và những con số này đã được loại bỏ phần chi phí khổng lồ khác được gọi là “giáo dục đại học”, phần mà đang có tốc độ tăng còn cao hơn nhiều. Hoa Kỳ, chi tiêu gần 80 tỉ mĩ kim cho năm 1969 cho chi phí “phòng thủ” bao gồm việc đóng quân ở Việt Nam, dường như là quá nghèo để có thể cung cấp sự đến trường bình đẳng. Hội đồng cố vấn của Tổng Thống về vấn đề tài chính cho giáo dục không nên yêu cầu rằng cần hỗ trợ hay là hạn chế bớt chi phí tăng thêm này, mà làm thế nào để có thể bỏ qua nó.
Việc giáo dục bắt buộc ít nhất phải được nhìn nhận là không khả thi về mặt kinh tế. Ở Mỹ La Tinh, lượng công quỹ chi cho mỗi sinh viên tốt nghiệp là khoản từ 350 đến 1500 lần lượng chi phí chi cho những công dân trung bình (đó là những công dân nằm giữa những người nghèo nhất và giàu nhất). Ở Hoa Kỳ thì sự khác biệt thì nhỏ hơn, nhưng sự phân biệt đối xử thì lớn hơn. Những gia đình giàu có nhất, cỡ khoản 10 phần trăm, có đủ khả năng để cho con cái học học trường tư và giúp họ hưởng lợi từ các giá trị khác. Thêm nữa, họ thu được số tiền công quỹ bình quân đầu người gấp mười lần nếu so sánh với chi tiêu bình quân đầu người dành cho trẻ em của 10 phần trăm nghèo nhất. Những lý do căn bản cho chuyện này là vì con cái của những gia đình giàu sinh hoạt ở trường học lâu hơn, rằng một năm ở trường đại học đắt hơn một cách không tương xứng với một năm ở trung học, và hơn nữa hầu hết các trường đại học tư nhân đều phụ thuộc ít nhất là gián tiếp vào tài chính thu được từ thuế.
Bắt buộc đến trường chắc chắn sẽ phân hóa xã hội, nó còn phân loại các quốc gia trên thế giới theo đẳng cấp quốc tế. Những quốc gia được bình chọn như những đẳng cấp ở đó sự tinh túy của giáo dục nằm ở số năm trung bình mà công dân được đến trường, một kiểu phân loại gần giống với phân loại quốc gia dựa trên GDP, nhưng đau đớn hơn.
Nghịch lý của trường học là hiển nhiên: chi tiêu tăng theo sức tàn phá của nó ở quốc nội và hải ngoại. Nghịch lý này phải được xem như là một vấn đề công đáng quan tâm. Bây giờ người ta hầu hết đã chấp nhận rằng môi trường sẽ sớm bị tàn phá bởi ô nhiễm sinh hóa trừ khi chúng ta đảo ngược lại những xu hướng trong việc sản xuất cả sản phẩm gây ô nhiễm đó. Và cũng nên nhìn nhận rằng đời sống xã hội và cá nhân đang bị đe dọa đồng đẳng bởi Quỹ Phúc Lợi, là sản phẩm không thể tránh khỏi của việc tiêu thụ phúc lợi bắt buộc và cạnh tranh.
Sự leo thang của trường học cũng gây tàn phá như là sự chạy đua vũ trang nhưng ít được nhìn thấy hơn. Mọi nơi trên thế giới những chi phí cho trường học đều tăng nhanh hơn lượng người học và nhanh hơn cả GNP; mọi nơi chi phí cho trường học bị giảm sút hơn là kỳ vọng của các bậc cha mẹ, giáo viên và học sinh. Mọi nơi tình huống này làm nản lòng cả động lực và tài chính cho việc lập kế hoạch quy mô lớn cho việc học tập không trường học. Hoa Kỳ đã cho thế giới thấy rằng không một quốc gia nào đủ giàu để có thể đáp ứng nổi một hệ thống trường học thỏa mãn những nhu cầu mà chính nó tạo ra chỉ đơn giản bằng việc tồn tại, bởi vì một hệ thống trường học thành công sẽ “dạy” cha mẹ và học sinh về tính siêu việc của một hệ thống trường học lớn, chi phí tăng lên một cách không tương xứng khi các lớp cao hơn có nhu cầu và trở nên khan hiếm.
Thay vì gọi việc đi học bình đẳng là tạm thời không khả thi, ta phải nhìn nhận rằng, về mặt nguyên tắc thì điều đó là vô lý về kinh tế, và việc cố gắng thực hiện là sự lừa dối về mặt trí tuệ, phân hóa xã hội, và hủy hoại uy tín của hệ thống chính trị vốn thúc đẩy nó. Tư tưởng của việc đi học bắt buộc thừa nhận rằng không có giới hạn hợp lý. Nhà Trắng vừa rồi là một ví dụ điển hình. Tiến sĩ Hutschnecker, “bác sĩ tâm thần” người từng chữa trị Nixon trước khi ông ta ra làm tổng thống, đã khuyến cáo Tổng Thống rằng mọi trẻ em từ sáu đến tám tuổi đều phải được kiểm tra chuyên môn để loại bỏ những kẻ có xu hướng phá hoại, và điều trị bắt buộc sẽ được cung cấp cho những trẻ đó. Nếu cần thiết thì việc cải tạo trong những viện đặc biệt sẽ được thực hiện. Bảng ghi nhớ này là từ bác sĩ của ngài Tổng thống mà sau đó đã được ông gửi qua cho Quỹ Phúc Lợi thẩm định. Thiệt sự, trại tập trung phòng ngừa cho những người tiền phạm tội sẽ là một cải tiến hợp lý cho hệ thống trường học.
Bình đẳng cơ hội giáo dục thiệt sự vừa là một mục tiêu mong muốn và khả thi, nhưng đánh đồng nó với đi học bắt buộc thì cũng như nhầm lẫn nó với sự cứu rỗi của Nhà thờ vậy. Trường học đã trở thành tôn giáo của một giai cấp vô sản hiện đại, và đưa ra những lời hứa vô ích về sự cứu rỗi cho những kẻ nghèo khó trong thời đại công nghệ. Chính phủ đã thông qua nó, ép buộc tất cả công dân vào một chương trình giảng dạy được phân loại dẫn tới các bằng cấp tuần tự không khác gì các nghi thức khai giảng, thăng chức của các bật đế vương xưa. Nhà nước hiện đại đã đảm nhận nhiệm vụ cưỡng chế các quyền định của những nhà giáo dục qua các viên chức kiểm học và các yêu cầu trong về việc làm, như là những vị vua Tây Ban Nha thời xưa từng làm là thi hành các bản án của họ thông qua các nhà chinh phạt và tòa án dị giáo.
Hai thế kỷ trước Hoa Kỳ đã lãnh đạo thế giới trong phong trào phế bỏ sự độc quyền của một nhà thờ duy nhất. Giờ đây chúng ta cần sự phế bỏ độc quyền của trường học một cách hiến định, và cả hệ thống kết hợp định kiến với phân biệt đối xử hợp pháp. Điều một cho một tuyên ngôn nhân quyền cho thế giới mới, nhân văn sẽ giống như tu chính án thứ nhất của hiến pháp Hoa Kỳ: “Nhà nước sẽ không làm luật nào liên quan đến hình thành giáo dục.” Sẽ không có nghi lễ bắt buộc nào cho tất cả.
Hết phần 1
TĐ chuyển ngữ
Leave a Reply
Your email is safe with us.