Thực là rõ ràng ràng với tất cả bất kỳ ai có đủ tai mắt, không chỉ ở Hoa Kỳ này mà cả khắp thế giới nữa. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi tháng 11 đã đẻ ra một kết quả gian lận – có vẻ như cho thấy đương kim Tổng Thống bị đả bại, một Donald Trump quá ư là nổi tiếng và rất thành công trong việc thu hút chú ý của quần chúng, dư luận và có vẻ như đem đến một chiến thắng cho bên phía đối thủ Đảng Dân chủ Joe Biden chẳng chút ấn tượng nào.
Cứ mỗi chuyến mít tinh, vận động, Trump đã lôi cuốn được lượng người đông đảo từ 35 -40.000 người trở lên. Trong khi mỗi đợt của Biden chẳng thể lôi kéo hơn vài chục người – những đợt như thế chẳng ai có thể gọi được đó là các cuộc mít tinh cả. Dàn bộ sậu của Biden đã quyết định chiến lược hầm ngầm từ sớm khi nhận ra rằng nguồn năng lượng vốn đã cạn và dốc ra quá nhiều nay không còn hạp cho một kẻ yếu phé cần phải tiếp thêm sinh lực. Thêm vào đó, tại sao phải chuốc lấy nguy cơ hớ hênh nghễnh ngãng khi xuất hiện trước công chúng khi biết trước rằng chỉ có cách chữa bù vào đó bằng cách gian lận phiếu bầu vốn lắm thứ nhiêu khê phức tạp cho ngày bầu cử sắp tới. Trước hết ta nên duyệt lại một ít bối cảnh liên quan.
Donald Trump đắc cử Tổng Thống vào năm 2016 trong tư thế chỉ là một tay ngang, với cương lĩnh tranh cử “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” kể cả việc tát cạn Đầm lầy và nhận lãnh một Washington trong tình trạng nhũng lạm.
Nhìn chung, các Tổng Thống tiền nhiệm chịu thỏa hiệp với tình trạng nhũng lạm ấy ở Washington, và chuyện cứ thế tự nhiên tăng dần theo thời gian. Một yếu tố góp phần chính khiến Trump phải ra tranh cử là do dưới thời chính quyền Obama, vấn nạn những lạm đã trở nên nghiêm trọng. Tính nghiêm minh của Tu Chính Án Thứ Nhất đã bị vi phạm theo nhiều cách mới rợi bằng việc tiến hành giám sát với một số phóng viên truyền thông báo chí nào đã chỉ trích Obama, và với việc bịt miệng khoảng 160 nhóm ái quốc bảo thủ do Lois Lerner ra tay trên cương vị là Cục Trưởng Cục Ân Miễn của Sở Thuế [Exempt Organizations Unit of the Internal Revenue Service].
Rồi đến thứ truyện dài gây hoen ố xấu hổ của Ngoại trưởng Hillary Clinton và chồng là cựu Tổng Thống Bill, những kẻ đã diễn trò luân phiên hợp đồng tác chiến trong việc tống tiền các chính quyền ngoại quốc với số tiền lên đến cả tỷ đô la xúc hết vào Quỹ Clinton. Suốt thời gian đó, Ngoại trưởng Clinton rõ ràng đã vi phạm Đạo luật § 1924 của Hoa Kỳ cấm lưu giữ riêng các tài liệu mật và các trọng đề thuộc bí mật quốc gia mà bà đã cố tình leo qua bằng cách dùng hệ thống email và máy server riêng thiếu bảo mật. Chuyện đó thực khó mà biện bạch chối cãi vì đã được tiến hành nhằm che đậy những tổn hại bất lợi cho lợi lộc của bà ta trong thời còn tại vị chức vụ Ngoại trưởng.
Tiếp đó là những thành tích của Obama: Để trôi cho được cái Thỏa thuận Hạch tâm ký với Iran đã phải chịu chi một khoản 1,7 tỷ đô la trả cho mấy tay Giáo sĩ thủ lãnh Hồi giáo đang cầm quyền ở Iran, mà lẽ ra Thượng viện sẽ không phê chuẩn nếu đấy là một hiệp ước hẳn hoi chứ không phải là một thỏa ước kiểu giải pháp cửa hậu. Thành tích đỉnh cao của Obama – chỉ kém với tội ác một chút thôi – đưa chúng ta đến tình thế tiến thoái lưỡng nan về gian lận phiếu bầu hôm nay là việc ông ta làm ngơ thuận cho việc lén lút ám muội thô bạo canh bám theo dõi Trump và toàn gia cùng với toàn thể nhân sự trong chiến dịch tranh cử vận động của Trump bằng cái trò gian trá từ trước nữa – trò phi pháp tranh thủ cho được cái lệnh cấp phép cho FISA giám sát – là thứ đã hứa hẹn bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi cho một cuộc đàn hặc luận tội phế truất.
Cũng bởi một tay ngang như Trump lại còn cam kết chống tham nhũng và thay đổi hết lề lối của Washington, nên người ta đã dự liệu rất nhiều âm mưu đảo chính quyết đánh ông ngay cả trước khi ông nhậm chức. Việc Nhà nước Ngầm – Deep State hạ Tướng Michael Flynn chỉ là bước khởi đầu cho việc bao vây Tổng Thống Donald Trump, do Giám đốc FBI James Comey chủ mưu.
Việc hạ Flynn được diễn ra liền ngay sau cuộc điều tra tốn hết hai năm trời của Ủy ban Mueller về cái gọi là cáo buộc mối quan hệ của Trump với Nga sô và thông đồng, câu kết với người Nga. Dù đã cố hết sức mình, họ vẫn không tìm thấy bằng chứng khả tín nào hết. Tiếp đó, chiếc gậy lệnh được chuyển qua cho Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, bà này mở màn các phiên điều trần luận tội. Lại thất bại thê thảm vì không có bằng chứng.
Vì không ghi được bàn nào từ các nỗ lực đảo chính trước đó dựa trên cái vụ gian trá cấp lệnh giám sát cho FISA, thì lẽ tự nhiên là các tay săn bàn của Đảng Dân chủ và Nhà nước Ngầm bèn bạo gan chơi cú thứ ba bằng cách chụp lấy cơ hội cuộc khủng hoảng coronavirus để làm đà cho cú nỗ lực đảo chính Trump tiếp theo lần thứ tư trong một năm – lần này dồn hết vào cuộc bầu cử Tổng Thống tháng 11 năm 2020.
Họ đã lợi dụng việc phong tỏa, cấm túc xã hội và nỗi sợ hãi của công chúng đồng thời ra sức thi triển cái trò mánh vào hệ thống bầu cử nhằm tăng lượng phiếu bầu của họ trước ngày bầu cử. Trước tiên, họ hợp pháp hóa việc phân phối phiếu bầu và cách bỏ phiếu bằng thư tín qua bưu điện, kế đó họ dàn trải bao trùm khắp các tiểu bang với một đội ngũ luật sư hùng hậu để ứng phó với các vụ kiện có dính tới luật ID cử tri, luật xác minh chữ ký và còn cố ý kéo dài thời hạn cho các lá phiếu bầu gửi qua đường thư tín.
Việc thay đổi các luật lệ theo những cách này ở các tiểu bang còn dao động [swing states = các tiểu bang chưa ngả hẳn về bên nào, Cộng Hòa hay Dân Chủ] có tính quyết định đã tạo ra sự mơ hồ góp phần vào việc bầu phiếu một cách nghịch thường, chẳng hạn như lượng phiếu bầu vượt quá mức dân số, việc thu lấy phiếu bầu, việc bầu phiếu gian lận từ những người đã chết vẫn còn nằm trong danh sách cử tri, người nghễnh ngãng cũng bỏ phiếu, và các trò gian trá và tai quái khác ở nhiều địa điểm đầu phiếu.
Và tiếp đến là việc đem xài các máy bỏ phiếu Dominion và xài kỹ thuật điện toán nhu liệu [software] cũng đã được thi triển ở các khu vực pháp lý khác nhau ở tất cả các tiểu bang dao động cũng như 18 tiểu bang khác. Người ta đã có băng ghi âm câu nói của Eric Coomer, phó giám đốc kỹ thuật của Dominion – có hiểu biết chuyên môn về lập trình cho kỹ thuật điện toán kiểm phiếu bằng Dominion cốt để điều chỉnh lượng phiếu bầu theo ý muốn – nói rằng “Đừng lo gì về cuộc bầu cử này; Trump sẽ không thắng được đâu. Tôi đoan chắc đó!” [ nguyên văn câu English: “Don’t worry about the election; Trump’s not going to win. I made f***ing sure of that!”]
Thường thì các mẫu hình hành vi bỏ phiếu có thể đoán trước được từ lâu ở nhiều khu vực pháp lý cụ thể, các phân tích mẫu thống kê dữ liệu khổng lồ và phân tích pháp lý của các máy móc và nhu liệu của Hệ thống kiểm phiếu Dominion, và những lỗi sai tại địa điểm bầu phiếu ở các tiểu bang tranh chấp không chỉ tiết lộ cho thấy những nghịch thường về bỏ phiếu lừa đảo mà còn lượng lớn áp đảo cử tri cũng như trò gian lận tại các điểm bầu phiếu.
Những ai cho rằng Trump bị ghét vì cá tính và tính cách văng mạng ồn ào của ông thì không sao nhận được những chuyện ấy. Ngay từ đầu Trump đã là cái đích nhắm của người ta vì ông ấy đe dọa Nhà nước Ngầm, trong đó có cả một liên minh tinh hoa chỉ cốt tư lợi, những tay chuyên vận động hành lang của họ ở Washington, những lực lượng thiên về quốc tế chủ nghĩa trong và ngoài chính phủ, các phương tiện truyền thông chuyên đưa tin một chiều về nạn lũng đoạn quyền hành chính trị, cũng như vô số những ban bệ không thể kiểm soát hết được trong đó có FBI, CIA, FEMA – ở đây chỉ nêu tên một số cơ quan quyền lực thư lại hiện hoạt động mà hầu như không bị Hiến Pháp kềm tỏa.
Trong một thời điểm với bối cảnh như thế này thì Donald Trump quả là được lựa chọn và trù bị một cách độc đáo có một không hai. Nhìn lại bối cảnh lịch sử của nước Mỹ, tốc độ tàn phá luật lệ Hiến Pháp và thể chế cai trị ở Mỹ trong những năm chính quyền Bush và Obama người ta không khỏi lấy làm đáng kinh ngạc. Và ngày nay, điều khá hiển nhiên không còn bàn cãi gì nữa – với các Thẩm phán Tối cao Pháp viện và toàn thể quốc dân Mỹ – rằng chúng ta đang ở vào giai đoạn cuối của Hiến Pháp Hoa Kỳ trong tiến trình xuống dốc đầy tủi hổ và bị soán đoạt tới nấc chót.
Với tình trạng bất tính nhiệm nhau, chia rẽ và tham nhũng đang phổ biến ở các thành phố lớn và các tòa án cấp dưới của nhiều tiểu bang tranh chấp – là những sự vụ đã làm mất đi mức độ nghiêm trọng của hơn 400 bản tuyên thệ ghi nhận hành vi gian lận phiếu bầu và những nghịch thường tại các phòng phiếu, cũng như hồ sơ cho thấy rằng lượng phiếu bầu có nhiều hơn số cử tri đã ghi danh đi bầu ở quá nhiều khu vực pháp lý và lượng bằng chứng áp đảo về việc cố dùng máy tính điều khiển thô bạo để thao túng phiếu bầu cùng với việc đem xài Hệ thống kiểm phiếu Dominion ở các tiểu bang then chốt có tính quyết định, thêm vào đó là nạn hối lộ trả tiền có qua có lại ở cấp cao nhất mà chính quyền tiểu bang Georgia do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã liên thủ với Dominion để cho phép xài máy kiểm phiếu của họ – thì buộc Tối cao Pháp viện phải ra tay phân xử.
Quốc dân Mỹ đâu thể thả cửa mặc cho các kết quả bầu cử gian lận cứ dương danh hoặc thậm chí cả chuyện có chuyện gian lận như thế hiện diện. Nó hủy hoại Hiến Pháp và làm bại phong của cả một cộng đồng dân tộc. Khi dân chúng mất niềm tin vào tính công chính của các cuộc bầu cử, thì lòng tôn trọng của họ đối với chính phủ bị suy mòn lở lói và luật lệ, luật pháp mà chính quyền đó đại diện bị suy giảm tính uy nghiêm, không còn ai hưởng ứng nữa.
Đảng viên Dân chủ và một số đảng viên Cộng hòa có thể cứ muốn theo đuổi một diễn trình dễ dãi hơn và làm ngơ sự thật về sự vụ gian lận phiếu bầu trắng trợn vì nó mang lại cái kết mà họ mong muốn và/hoặc nó che chắn cho tội lỗi của họ, nhưng nên nhớ thế giới đang theo dõi xem chúng ta đang làm gì với quốc thể của một quốc gia. Nếu cứ thả lỏng xem như cuộc bầu cử đã được thông qua và thả cửa cho gian lận phiếu bầu cứ yên vị đó sẽ gây tổn thất không sao sửa chữa được tính uy nghiêm của quốc gia và khiến Hoa Kỳ rơi vào tình trạng của một thứ nước cộng hòa bá láp giả hình cũng như các chế độ cộng sản. Nếu tình trạng đó xảy ra thực thì nạn tham nhũng sẽ ngày càng hoành hành hơn, những nghi kỵ hiềm khích nhiều hơn và thậm chí cả đưa tới sự sụp đổ của đồng tiền Hoa Kỳ.
Đồng Mỹ kim được ưa chuộng bởi chẳng có gì ngoài niềm tin và tín nhiệm hết lòng vào Mỹ quốc. Nếu niềm tin và tín nhiệm đó suy bại đi, thì tiền tệ của quốc gia cũng bị suy theo. Dù không muốn nói về điều đó chút nào, nhưng nhìn vào bảng cân đối tài chính của Hoa Kỳ hiện đang ở trong tình trạng yếu nhất trong 200 năm qua. Từ năm 1960 đến năm 2000, tổng tỷ lệ nợ quốc gia tính trên GDP trung bình nằm trong khoảng 35-55%. Đến năm 2010, nợ tính trên GDP tăng lên 90%. Với khoản hỗ trợ kích cầu đợt đại dịch COVID trị giá 3,5 nghìn tỷ đô la, tổng nợ quốc gia hiện là gần 27,5 nghìn tỷ đô la và tỷ lệ nợ tính trên GDP của Mỹ ở mức 128%, thực là một thứ hạng đáng được đứng xếp ngang hàng với các quốc gia như Mozambique và Eritrea.
Với những ai có khả năng suy tư, tự đặt vấn đề tra vấn và am hiểu cả một tiến trình lịch sử, thì sẽ chẳng mấy nghi nan gì nữa rằng nhà lãnh đạo Donald Trump đầy nghị lực phi thường này là điều cần thiết cho một thời điểm như thế này. Với việc nước Mỹ phải đối mặt với những thách thức gần như không thể vượt qua và công ăn việc làm cứ dùng dằng dang dở, phần lớn người Mỹ đã dồn phiếu cho ông tái đắc cử vì họ thấy rằng việc quay trở lại một chính phủ đầy tham nhũng sẽ giản dị là không thể chấp nhận được. Tối cao Pháp viện cần thực thi việc xét xử, và bảo toàn Hiến pháp vào thời khắc trọng đại này.
Lê Tùng Châu chuyển ngữ
Nguyên văn:
The Supreme Court and the Electoral Coup by Scott S. Powell
© American Thinker – December 5, 2020
https://www.americanthinker.com/articles/2020/12/the_supreme_court_and_the_electoral_coup.html
1 Comment
Leave your reply.